Năm 2025 tại Vĩnh Phúc, lắp điện mặt trời thế nào?

Năm 2025 chi phí tấm pin năng lượng mặt trời đã giảm rất thấp. Nay giá chỉ còn ½ so với thời kỳ cao điểm ( năm 2020).

Đây chính là thời điểm rất thích hợp để các hộ gia đình đầu tư. Lắp điện mặt trời giúp giảm đến 70% chi phí tiền điện. Đồng thời cũng là dự phòng mỗi khi EVN cắt điện.

Để lắp đặt điện mặt trời có 2 hình thức lắp đặt là:

+ Lắp hòa lưới: điện tạo ra sẽ phải sử dụng ngay; nếu tải sử dụng mà ít thì lượng điện tạo ra dư thừa sẽ tự tiêu tán hoặc đưa lên lưới điện EVN nếu ký được hợp đồng phát dư với EVMN.

+ Lắp điện mặt trời Hybrid: điện tạo ra nếu dư sẽ được lưu lại vào hệ thống lưu trữ để đưa ra sử dụng khi thiếu.

Cấu thành của một hệ thống điện mặt trời gồm các thành phần chính sau:

+ Tấm pin năng lượng mặt trời: Tấm pin (PV) có nhiệm vụ hấp thu ánh sáng và chuyển thành năng lượng điện.

+ Thiết bị Inverter:: được ví như bộ lão của hệ thống. Inverter có nhiệm vụ chuyển đổi năng lượng điện từ PV để phù hợp cho sử dụng. Đồng thời, nó cũng là thiết bị  giám sát, điều khiển.

+ Pin lưu trữ Lithium: dùng để lưu trữ năng lương khi dư và lấy ra dùng khi thiếu. (Chỉ dùng cho hệ thống lưu trữ).

Cách xác định công suất lắp đặt hệ thống:

Xác định công suất lắp cho hệ thống là rất quan trọng để tối ưu chi phí. Nếu chúng ta lắp đặt công suất nhỏ quá thì lượng điện tạo ra sẽ ít không đủ dùng. Còn nếu lớn quá thì sẽ dư thừa điện gây ra sự lãng phí.

Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn bạn cách tính đối với các hộ dùng điện sinh hoạt .

– Giá điện sinh hoạt chúng ta đang phải trả theo bậc thang 6 bậc từ 1.893 đến 3.302 đồng/kWh.  Tính cả VAT là 2.044 đến 3.566 đồng/kWh. Ở mức dùng điện từ 1,5 triệu trở lên trung bình mỗi kWh điện sử dụng chúng ta phải trả khoảng 3.000 đồng/kWh.

– Xác định công suất lắp đặt ta tính như sau:

Lượng điện sử dụng của ngày = Số tiền điện phải trả của tháng / 3.000 đồng/ 30 ngày.

Tại Vĩnh Phúc và lân cận, cứ lắp 1kWp tấm pin thì vào mùa hè mỗi ngày cho ra được 4 đến 6 kWh ( ta lấy trung bình 5 kWh).

=> Công suất lắp đặt:

Trường hợp 1: Lắp không có lưu trữ chỉ dùng chủ yếu ban ngày.

Công suất lắp = Lượng điện sử dụng của ngày /5 /2.

Trường hợp 2: Lắp không có lưu trữ chỉ dùng chủ yếu ban ngày.

Công suất lắp = Lượng điện sử dụng của ngày /5.

Đối với lắp có lưu trữ chúng ta cần tính thêm cả phần lưu trữ. Trên nguyên tắc nếu bạn dùng nhiều về ngày thì chỉ cần lắp lưu trữ ít . Ngược lại nếu dùng ngày ít ( tối nhiều) thì phải lắp lưu trữ dung lượng cao.

Chi phí sử dụng điện mặt trời

Chi phí sử dụng điện mặt trời = Chi phí lắp đặt ban đầu + Chi phí trong quá trình khai thác

+ Chi phí lắp đặt ban đầu gồm các chi phí mua vật tư chính ( Tấm pin, Inverter, Pin lưu trữ), vật tư phụ kiện để lắp và nhân công.

+ Chi phí trong quá trình khai thác: trong quá trinh dùng hệ thống điện mặt trời và hệ thống điện nhà anh/chị sẽ có các vấn đề xảy ra. Để xử lý các vấn  đề đó anh/chị phải xử lý. Đó chính là các chi phí mà anh/chị phải bỏ ra để xử lý mà không thể đo lường trước được.

Vấn đề trong quá trình khai thác.

Hệ thống điện mặt trời là hệ thống thông minh. Nó phát hiện ra được và thông báo cho người dùng tất cả các lỗi. Khi các lỗi xảy ra nếu chúng ta kiểm soát tốt và xử lý đúng cách sẽ giúp hệ thống hoạt động bền bỉ; hiệu quả.

* Lỗi nội vi (vật tư, thiết bị): Các vật tư thiết bị điện mặt trời chính hãng được bảo hành rất dài (12 năm đối với tấm pịn; 5 năm đối với thiết bị). Do đó nhà sản xuất đã rất kỹ lưỡng kiểm tra khi xuất xưởng  nên rất ít khi bị lỗi. Tuy nhiên vẫn có tỷ lệ % nhỏ xảy ra mà cần thực hiện gửi về hãng để làm bảo hành..

Bảo hành là miễn phí nhưng người dùng sẽ phải chị các chị phí tháo/lắp và vận chuyển.

* Lỗi ngoại vi: là phần lỗi do dây dẫn; chất lượng lưới điện; các thiết bị sử dụng điện gây ra. Phần này sẽ không thuộc trách nhiệu của hãng cung cấp vật tư thiết bị mà hoàn toàn người dùng phải chịu chi phí khắc phục.

Một số lỗi ngoài vi thường gặp:

+ Lưới điện khu vực không đạt tiêu chuẩn: điện áp cao hoặc thấp hơn mức cho phép; tần số sai lệch lớn. Cần kiểm tra, đo kiểm và xác lập số liệu để làm việc với Điện lực để cùng xử lý.

+ Các thiết bị dùng điện ( Tivi, tủ lạnh, bếp điện ..) hư hỏng gây dò điện, tạo sóng HUM, …. gây cảnh báo. Cảnh báo có thể  làm hệ thống điện mặt trời không hoạt động hoặc gián đoạn.

+ Dây dẫn của hệ thống điện mặt trời, của hệ thống điện trong nhà bị lỗi cách điện cũng có thể gây lỗi lên hệ thống.

Bạn có thể cảm thấy lo lắng khi lắp điện mặt trời khi nếu xảy ra lỗi !!!. Nhưng bạn hoàn toàn toàn yên tâm, Công ty TNHH Điện mặt trời Vĩnh Phúc chúng tôi có dịch vụ trọn gói lắp đặt và dịch vụ xử lý lỗi sau lắp đặt.

Bạn chỉ việc dùng điện  phần còn lại VPSolar sẽ đảm nhiệm tất cả mà bạn không phải trả bất kỳ chi phí nào khác.

 

Sau đây là bảng gọi ý về lựa chọn công suất lắp dựa trên lượng điện tiêu thụ hàng tháng của hộ gia đình và chi phí trọn gói (gồm lắp đặt và xử lý lỗi) dự kiến.

Nhập mô tả ảnh tại đây

 

Bạn cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi:

Công ty TNHH Điện mặt trời Vĩnh Phúc

Địa chỉ: khu ĐT Hùng Vương, Thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Điện thoại: 0963.818.868 – 0966.010.333

Leave Comments

Scroll
0963818868
0963818868