GIỚI THIỆU CÁC HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI

Bạn đang tìm hiểu để điện mặt trời nhưng chưa biết lắp loại nào, công năng ra sao để phù hợp với nhu cầu sử dụng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được về chúng.
Về hình thức lắp, điện mặt trời chia ra làm 4 loại:
+ Hệ độc lập.
+ Hệ bù lưới.
+ Hệ hòa lưới.
+ Hệ lai ghép (Hybrid)

1. Điện mặt trời độc lập

– Là hệ thống hoạt động độc lập, các thiết bị điện sử dụng chỉ dựa vào nguồn sinh ra từ hệ thống điện mặt trời.

Nguyên lý hoạt động hệ thống:

– Tấm pin thu quang năng và chuyển hóa thành điện năng. Qua thiết bị Inverter chuyển đổi thành điện AC220 cung cấp cho các thiết bị sinh hoạt.

– Khi trời nắng (quang năng nhiều) thiết bị sinh hoạt không sử dụng hoặc sử dụng ít không dùng hết lượng điện tạo ra thì sẽ được nạp vào bình tích.

– Khi trời tối hoặc nắng ít không đủ điện năng sử dụng, bình tích sẽ xả điện cung cấp cho thiết bị sinh hoạt sử dụng.

Ưu điểm:

– Giúp sử dụng được nguồn năng lượng sạch.

– Có thể lắp với công suất nhỏ từ vài trăm W.

Hạn chế hệ thống:

Điện năng của hệ thống phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết nên khi sử dụng xảy ra nhiều thời điểm không đủ điện dẫn đến việc gián đoạn cung cấp điện cho thiết bị sử dụng.

Khuyến cáo:

– Chỉ nên lắp đặt khi khó khăn về việc kéo điện lưới.

– Hoặc lắp với mục đích giảm tiền sử dụng điện và dự phòng khi mất điện lưới.

2. Hệ thống điện mặt trời bù lưới

– Khắc phục hệ độc lập, hệ bù lưới là hệ thống điện mặt trời được sử dụng kết hợp với hệ thống điện lưới để đảm bảo không gián đoạn cho việc sử dụng điện

Nguyên lý hoạt động hệ thống:

– Tấm pin thu quang năng và chuyển hóa thành điện năng. Qua thiết bị Inverter chuyển đổi thành điện AC220 cung cấp cho các thiết bị sinh hoạt.

– Khi trời nắng (quang năng nhiều) thiết bị sinh hoạt không sử dụng hoặc sử dụng ít không dùng hết lượng điện tạo ra thì sẽ được nạp vào bình tích.

– Khi trời tối hoặc nắng ít không đủ điện năng sử dụng, bình tích sẽ xả điện cung cấp cho thiết bị sinh hoạt sử dụng; khi bình tích xả cạn hệ thống sẽ lấy điện lưới để bù vào.

Ưu điểm:

– Luôn đảm bảo cấp đủ điện cho thiết bị hoạt động.

– Giảm tối đa chi phí tiền điện.

Hạn chế hệ thống:

– Tải dùng trong hệ thống là hữu hạn theo công suất của thiết bị Inverter (Ví dụ: Inverter là 3kW thì bạn không thể sử dụng các thiết bị quá công suất này).

– Khi dư thừa năng lượng (đã nạp đầy bình lưu trữ) năng lượng tự tiêu tán.

3. Hệ thống điện mặt trời hòa lưới

– Là hệ thống điện mặt kết hợp với điện lưới theo cơ chế 2 chiều.

Nguyên lý hoạt động:

– Tấm pin nhận quang năng chuyển đổi thành điện năng. Qua bộ Inverter, điện được chuyển thành điện AC đồng bộ với lưới điện để hoà vào.

– Khi trời nắng tạo ra nhiều điện, tất cả các thiết bị điện trong nhà sẽ sử dụng điện tạo ra từ năng lượng mặt trời. Nếu còn thừa sẽ đẩy lên lưới bán cho EVN khi có chính sách mua.

– Khi trời dâm (hoặc dùng quá nhiều) không đủ điện cho thiết bị thì hệ thống sẽ nhận thêm điện từ lưới EVN đưa vào.

Cơ chế điều khiển nhận/ đẩy điện với lưới EVN:

– Điện áp hệ thống luôn được lấy mẫu theo điện áp của lưới EVN. Ví dụ: khi điện áp EVN cấp đến nhà bạn là 230V thì Inverter tạo ra điện áp lân cận 230V; khi 200V thì Inverter tạo điện áp lân cận 200V.

– Khi dư điện Inverter tạo điện áp cao hơn điện áp lưới ( 1-2V) để đẩy ra ngoài.

– Khi thiếu điện Inverter tạo ra điện áp thấp hơn điện áp lưới để thu điện vào.

Ưu điểm:

– Chi phí đầu tư thấp

– Đảm bảo cấp điện năng lượng mặt trời cho tất cả các thiết bị trong nhà.

Hạn chế hệ thống:

– Khi mất điện lưới thì hệ thống sẽ tự ngắt không sinh ra điện (mặc dù đang nắng) do cần đảm bảo an toàn không xông điện ra lưới.

– Tuy nhiên ở địa bàn Vĩnh Phúc việc mất điện hiện nay cũng là rất ít.

4.Hệ thống điện mặt trời lai ghép (Hybrid)

– Là hệ thống khắc phục hạn chế của hệ thống hòa lưới; khi mất điện lưới vẫn có điện để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tối thiểu.

Nguyên lý hoạt động:

Nguyên lý hoạt động như hệ thống điện mặt trời hòa lưới nhưng có thêm chức năng lưu trữ. Cụ thể như sau:

– Khi điện mặt trời dư cho tải hệ thống sẽ được nạp vào bình lưu trữ; khi bình lưu trữ đầy thì đẩy lên lưới EVN để bán.

– Hệ thống có tính năng rất thông minh có thể cài đặt theo các ý muốn của người dùng như:

+ Đặt chế độ khi điện mặt trời thiếu thì xả bình rồi mới đến lấy lưới để bù với mục đích hạn chế dùng điện lưới để giảm tối đa tiền điện.

+ Đặt thời gian bình xả. Ví dụ bắt đầu xả từ 2h -12h để dự phòng quãng thời gian 18h- 2h hôm sau nếu mất điện lưới thì vẫn có điện dùng.

Ưu điểm:

– Đáp ứng yêu cầu giảm chi phí tiền điện tối đa và đảm bảo có điện ngay khi mất điện lưới.

Hạn chế hệ thống:

– Chi phí cao do giá Inverter cao cộng thêm chi phí đầu tư bình lưu trữ.

Lưu ý: đối với hệ thống Hybrid này thi khi mất điện chỉ các thiết bị được lắp ở cổng ƯU TIÊN mới có điện và giới hạn theo thiết kế hệ thống.

Bài viết là những nét tổng quan nhất về các hệ thống điện mặt trời. Nếu bạn quan tâm muốn tìm hiểu rõ hơn vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH ĐIỆN MẶT TRỜI VĨNH PHÚC

ĐC: Khu ĐT Hùng Vương, Phúc Yên, Vĩnh Phúc

ĐT: 0963.818.868 – 0967.292.883

Leave Comments

Scroll
0963818868
0963818868